Đồng hồ cơ cổ - Vẻ đẹp chinh phục trái tim hàng triệu tín đồ đồng hồ

Ngày 16 tháng 9 năm 2022
1320 lượt xem
Đối với những người yêu đồng hồ đặc biệt là những tay sành chơi đồ cổ thì chẳng có gì có thể thay thế được vị trí của những chiếc đồng hồ cơ cổ trong lòng họ.

Mục Lục

    Khi những thương hiệu đồng hồ đang mải miết chạy đua trong cuộc thi đồng hồ thông minh, đồng hồ thời thượng thì vẫn còn rất nhiều những thương hiệu, những mẫu đồng hồ cổ được các nhà sản xuất tung ra thị trường. Điều gì đã tạo nên sức hút không tường cho ngành đồng hồ cơ cổ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân nhé!

    1. Sức cuốn hút của đồng hồ cơ cổ

    Vì sao đồng hồ cơ cổ lại chinh phục được trái tim của hàng triệu tín đồ đồng hồ?

    Vì sao đồng hồ cơ cổ lại chinh phục được trái tim của hàng triệu tín đồ đồng hồ?

    Vào năm 1275 chiếc đồng hồ đeo tay cổ chạy bằng cơ đầu tiên được phát minh ở nước Anh do chính một tu sĩ người Ý thiết kế. Khi đó những tu sĩ Công giáo có quy định rất nghiêm ngặt về lịch trình cầu nguyện cũng như công việc hằng ngày nên họ đã yêu cầu chế tạo ra đồng hồ. Ban đầu nó chỉ  là một chiếc đồng hồ rất lớn chỉ với một kim giờ.

    Tới năm 1370, những mẫu đồng hồ dần phổ biến ở Pháp và Anh. Mãi đến năm 1541, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ mới ra đời và giữ vững vị trí của mình cho đến nay. Vậy nét đặc biệt của đồng hồ cơ cổ là gì?

    Thiết kế thủ công tinh xảo

    Điểm cuốn hút thứ hai chính là việc mọi chi tiết của đồng hồ cơ cổ đều cần chế tác thủ công nên tốn rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của các nghệ nhân. Điều này không thể có ở những chiếc đồng hồ hiện đại được chế tạo hàng loạt hiện nay. Vì được chế tác tỉ mị nên mọi chiếc đồng hồ cổ đều là một cỗ máy thời gian kiệt tác. Nó chứa đựng tâm huyết, tình yêu, những giọt mồ hôi của người nghệ nhân.

    Lên cót bằng tay 

    Đồng hồ cơ cổ lên cót bằng tay

    Đồng hồ cơ cổ lên cót bằng tay

    Sức cuốn hút của đồng hồ cổ đến từ chính hình thức lên cót bằng tay. Trong khi những chiếc đồng hồ hiện đại luôn ưu tiên sử dụng máy điện tử, máy pin thì một chiếc đồng hồ cơ cổ lên cót bằng tay như một nét nổi bật và luôn được những tay săn đồng hồ săn đón.
     
    Mẫu đồng hồ này đòi hỏi người dùng sẽ phải thường xuyên lên cót bằng cách vặn núm điều chỉnh, vặn đến khi cót căng cứng thì dừng lại. Vậy nên nhược điểm của loại này là tốn công và làm núm điều chỉnh mất thẩm mỹ do phải tiếp xúc nhiều lần hoặc bị hỏng do lên cót quá tay. Tuy nhiên nó lại là một minh chứng lịch sử của quá trình hình thành và phát triển đồng hồ cơ. Hiện nay loại đồng hồ này không hề khan hiếm nhưng để tìm được một chiếc đồng hồ cơ cổ chuẩn lên dây cót tay cũng không phải việc dễ dàng.

    Chất liệu tốt

    Vì giá trị tinh thần cũng như tính nghệ thuật của chiếc đồng hồ cơ cổ rất cao nên những nhà sản xuất đã rất khắt khe trong khâu lựa chọn chất liệu. Để hoàn thành chiếc đồng hồ này họ đã phải sử dụng rất nhiều chất liệu đặc biệt, cao cấp và bền bỉ nhất. Cũng bởi vậy mà một chiếc đồng hồ cổ Thụy Sỹ chuẩn sẽ toát lên vẻ trang trọng, cổ kính mà ai ai cũng phải thán phục.

    2. TOP 4 sự thật ít ai biết về đồng hồ cơ cổ

    Không chỉ có chất lượng và diện mạo, những bí mật về đồng hồ cơ cổ cũng làm dậy lên một niềm quan tâm rất lớn của những tín đồ đồng hồ. Vậy chúng là gì? Hãy cùng khám phá những điều thú vị sau:

    • Đồng hồ cổ chủ yếu có dây đeo bằng da: Da là chất liệu được tìm thấy sớm nhất và cũng mang vẻ đẹp cổ điển, phù hợp với bối cảnh ra đời của đồng hồ cổ. Chúng còn được cho là chứa đựng nét quý tộc, sang trọng và được đặt cao hơn đồng hồ kim loại.

    • Đồng hồ mạ vàng 10k/14k là xu hướng phổ biến nhất: Với những ai sống trong thời đại trước thì vàng là biểu tượng của sự giàu có và sung túc. Do vậy, không khó để hiểu vì sao những chiếc đồng hồ cơ cổ lại được làm từ vàng nhiều như vậy.

    • Đồng hồ Nhật Bản bị "kỳ thị": Nghe có vẻ vô lý nhưng theo quan niệm xưa thì đồng hồ Nhật Bản chỉ dùng cho những người "hạ cấp". Đồng hồ Thụy Sỹ luôn giữ vững ngôi vị đầu bảng.

    • Đồng hồ cổ rất mỏng và nhỏ so với ngày nay: Thời gian đầu mới ra đời, đồng hồ cơ chưa mang tỏng mình nhiều tính năng như hiện nay. Kỹ thuật chế tác còn thô sơ cùng với nhu cầu sử dụng chưa thật sự lớn khiến chúng sở hữu kích thước khá khiêm tốn. 

    3. Các mẫu đồng hồ cơ cổ nổi tiếng tại Việt Nam

    Các mẫu đồng hồ cơ cổ nổi tiếng tại Việt Nam

    Các mẫu đồng hồ cơ cổ nổi tiếng tại Việt Nam

    Nếu có cơ hội dạo quanh phố bán đồng hồ cũ nổi tiếng như Nhật Tảo, Lê Công Kiều ở TP.HCM hay Hoàng Hoa Thám, Vạn Phúc Hà Đông ở Hà Nội, bạn sẽ nghe được những câu chuyện đầy cảm xúc về đồng hồ cổ, nét vàng son đã bắt đầu từ những năm 50 và kết thúc vào những năm 70 của thế kỷ 20.

    Và ở đây, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu đến các bạn TOP 5 đồng hồ cơ cổ lẫy lừng Việt Nam thập niên 70 (đeo tay). Bao gồm đồng hồ Omega “Bát Quái”, đồng hồ Rolex “Tổng Thống”, đồng hồ Longines “Đô Đốc”, đồng hồ Seiko “Hải Cẩu” và đồng hồ Orient “mặt lửa”.

    Đồng hồ cơ cổ Omega Seamaster

    Đồng hồ cơ cổ Omega phổ biến thì phải nói đến Seamaster (gồm lên dây và automatic) hay còn gọi là Omega “bát quái”. Sở dĩ nó có một cái tên đặc biệt như vậy vì “bát quái” chính là cách gọi của người Việt cho mặt số trông như khay nướng bánh úp ngược (Pie-Pan) này. Ngoài cái tên siêu đặc biệt của mình thì chiếc đồng hồ này còn sở hữu bộ máy cũng là siêu phẩm chronometer, độ chính xác cực cao

    Rolex “Tổng Thống” Day-Date dây President

    đồng hồ cơ cổ Rolex “Tổng Thống” Day-Date dây President

    Đồng hồ cơ cổ Rolex “Tổng Thống” Day-Date dây President

    Năm 1956, đồng hồ đeo tay cổ bằng vàng automatic Oyster Perpetual Day Date (hai lịch) với dây President vàng đặc được đưa ra thị trường vài trở thành lựa chọn lý tưởng của giới chính khách quyền lực kể từ đó. Trong khi phần còn lại của thế giới đồng hồ đều là dây da, với vẻ thanh lịch, nhẹ nhàng thì Rolex “Tổng Thống”, cùng với Date, Datejust là những thiết kế dây kim loại hiếm hoi được tầng lớp thượng lưu Việt Nam thời bấy giờ vô cùng yêu thích. 

    Longines “Đô Đốc” Admiral

    Longines luôn được giới trung thượng lưu và sĩ quan quân đội cực kỳ yêu thích. Nhưng đến khi ra mắt chiếc đồng hồ “Đô Đốc” năm 1958, đặc biệt là các “Đại tướng quân 5 sao” với thiết kế rất thanh lịch thì Longines trở thành một thương hiệu đồng hồ không thể thay thế trong lòng người Việt thời bấy giờ. 

    Bản thân chiếc đồng hồ cơ này cũng là một trong những sản phẩm đỉnh cao trong giai đoạn 1960-1970 của Longines, khi  phần lớn được đúc bằng vàng đặc hoặc bọc vàng 14K.

    Seiko “Hải Cẩu” Sea Lion

    Đồng hồ cơ cổ Seiko “Hải Cẩu” Sea Lion

    Đồng hồ cơ cổ Seiko “Hải Cẩu” Sea Lion

    Cuối những năm 60, ở Việt Nam,các thương hiệu Thụy Sĩ, Mỹ như Benrus, Bulova, Hamilton, Titoni, Elgin, Waltham, Wittnauer, Zodiac và cả Nhật Bản như Seiko, Orient dần đánh bật những tên tuổi nổi tiếng từ thập niên 50 như Wyler, Telda (do người Pháp mang vào) và chiếm cho mình một vị trong lòng người yêu đồng hồ Việt Nam.

    Nửa đầu thập niên 70, nó xuất hiện như  một dòng bình dân, ngôn ngữ thiết kế thiên về tối giản, có hình con hải cẩu trên nắp đáy. Chính vì thế mà chiếc đồng hồ cơ Nhật đỉnh cao nhất chính là Seiko “Hải Cẩu” (Sea Lion).

    Orient SK “mặt lửa”

    Orient SK “mặt lửa” (miền Nam gọi là “mặt trời đỏ”) vốn sinh sau đẻ muộn, khi đến tận thời bao cấp vào sau năm  1975, lại cũng chẳng phải siêu phẩm nếu so với 4 cái tên ở trên nhưng lại nắm bắt được “thời điểm” vô cùng hợp lý và góp mặt trong 5 “chiến binh” đồng hồ cổ  siêu phẩm.

    Lúc bấy giờ, khi nhiều người vẫn đang sống bằng cách tách lớp vỏ mạ vàng của đồng hồ Thụy Sĩ hỏng đem đi bán. Thì chính bởi sự “bình dân”, bền bỉ như Orient SK mặt lửa lại là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng.
     
    Lịch sử đã trải qua sẽ không bao giờ có thể quay trở lại được nữa nhưng những chiếc đồng hồ cổ thì hoàn toàn có thể trở thành một chứng nhân lich sử vĩ đại. Với thiết kế, bộ máy đặc biệt mang đậm nét hoài cổ những chiếc đồng hồ này luôn là niềm khao khát của người yêu đồng hồ. Sau khi đọc bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho bản thân mình rằng tại sao đồng hồ cơ cổ lại có sức hút như thế.

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD