Các loại mặt kính đồng hồ và những điều bạn cần biết

Ngày 16 tháng 9 năm 2022
264 lượt xem
Bạn có biết 4 loại mặt kính phổ biến trong ngành chế tác đồng hồ nhất hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu và phân biệt các loại mặt kính đồng hồ được ứng dụng nhiều nhất trong chế tác.

Mục Lục

    Để bảo vệ bộ máy bên trong cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm thì đồng hồ luôn được thiết kế phần mặt kính. Tuy nhiên tùy vào từng nhà sản xuất, từng mẫu đồng hồ sẽ được trang bị cho phần mặt kính khác nhau. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về từng loại mặt kính đồng hồ cụ thể. Hãy cùng theo dõi nhé! 

    1. Mặt kính đồng hồ Mica

    Các loại mặt kính đồng hồ và những điều bạn cần biết

    Kính Mica (Kính Acrylic Crystal) là loại kính thường được dùng cho những mẫu đồng hồ giá rẻ và dòng đồng hồ dành cho trẻ em. Đây là loại kính nhựa có độ trong suốt cao. 
    • Ưu điểm: Mặt kính đồng hồ Mica là loại kính có giá thành thấp nhất trong các loại kính được dùng trong ngành đồng hồ hiện nay. Ưu điểm của dòng kính này là độ trong suốt cao, mặt kính lồi làm tăng khả năng quan sát đồng hồ. 
    • Nhược điểm: Hạn chế của kính Mica là độ cứng của kính ở mức thấp, chỉ đạt 300 vicker (VK) nên dễ bị trầy xước. Đây cũng chính là lý do vì sao sau một thời gian sử dụng thì kính Mica sẽ bị mờ và mất thẩm mĩ. Khi đó người dùng sẽ cần phải thay kính. Tuy nhiên vì giá của loại kính này rất rẻ cho nên việc thay kính mới cũng không phải là vấn đề quá lớn. 

    2. Kính khoáng

    Kính khoáng

    Kính khoáng (Kính Mineral Crystal) là loại kính được tạo nên bởi các khoáng chất vô cơ. Hiện nay kính khoáng được rất nhiều nhà sản xuất lựa chọn để chế tác đồng hồ. 
    • Ưu điểm: Kính khoáng là loại mặt kính đồng hồ rất dễ kiếm hiện nay. Tuy giá thành rẻ hơn khá nhiều so với kính Sapphire nhưng kính khoáng lại có khả năng chịu va đập tốt và độ cứng cao. Và đặc biệt là chúng rất dễ đánh bóng khi bị xước, có độ trong suốt và tính thẩm mĩ cao. 
    • Nhược điểm: Vì sở hữu độ cứng cao cho nên việc thay thế mặt kính khoáng gặp khó khăn do thường xuyên nứt và vỡ. Ngoài ra loại kính này cũng rất dễ bị trầy xước nên phải đánh bóng sau một thời gian sử dụng. 

    3. Kính Hardlex

    Kính Hardlex

    Kính Hardlex là loại kính được tạo ra bởi thương hiệu đồng hồ Seiko. Dòng kính này được làm từ thủy tinh Borosilicate. Để có được loại thủy tinh này thì nhà sản xuất đã dùng thủy tinh trong phòng thí nghiệm kết hợp cùng các phụ gia để tăng độ cứng. 
    • Ưu điểm: Mặt kính đồng hồ Hardlex được đánh giá cao về khả năng chống trầy, chống va đập, độ trong suốt. Kính Hardlex cũng được lựa chọn nhiều nhờ vào mức giá thấp và khả năng dễ dàng đánh bóng trở lại. 
    • Nhược điểm: Không hề dễ kiếm bởi kính Hardlex là sản phẩm độc quyền của thương hiệu Seiko. Quá trình thay thế loại kính này cũng khá khó khăn bởi chúng dễ bị nứt và vỡ do kính có độ cứng cao.  

    4. Kính Sapphire

    Kính Sapphire

    Kính Sapphire ở đồng hồ à loại kính rất phổ biến hiện nay. Để tạo ra được những khối Sapphire thì nhà sản xuất phải dùng bột nhôm oxit (Al2O3) và tiến hành quá trình Verneul. Nhờ đó cho nên độ cứng của loại kính này được đánh giá cao, đạt mức 9 trên thang đo Mohs và chỉ đứng sau kim cương. Đây là loại kính thường bắt gặp nhất trong các mẫu đồng hồ Thụy Sỹ.
    • Ưu điểm: Khả năng chống ăn mòn và chống trầy xước cực tốt gần như là tuyệt đối. Bởi rất khó để có thể phá vỡ được chúng, ngoại trừ kim cương. Độ trong của Sapphire cũng rất cao nên mang đến tính thẩm mĩ tốt cho sản phẩm. 
    • Nhược điểm: Sở hữu rất nhiều ưu điểm cho nên kính Sapphire thường có giá đắt hơn rất nhiều so với những loại kính thông thường khác. Và nhược điểm duy nhất của loại kính này chính là khó có thể thay mới khi trầy xước. Tuy nhiên vì chất lượng của nó quá tuyệt vời cho nên đây vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất đồng hồ hiện nay và là loại kính được nhiều tín đồ đồng hồ yêu thích nhất. 
    Trên đây là 4 loại mặt kính đồng hồ phổ biến trong ngành chế tác đồng hồ nhất hiện nay. Mong rằng những thông tin mà bài viết mang đến đã giúp bạn phân biệt được những loại mặt kính này. Từ đó bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để có thể lựa chọn được những cỗ máy đếm chất lượng nhất dành cho mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD